Để sâm Ngọc Linh có thể sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, hấp thu đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết, kỹ thuật trồng sâm Ngọc Linh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Từ điều kiện trồng, chuẩn bị giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cần phải đảm bảo nghiêm ngặt những quy định trong bài viết dưới đây.
Điều kiện trồng sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh là loại thảo dược quý phân bố tại núi Ngọc Linh, thích hợp trong các điều kiện đặc trưng của vùng xuất xứ như sau:
Khí hậu: Nhiệt độ thích hợp trung bình trong năm dao động từ 14,0 – 18,00C (thấp nhất 8 – 110C, cao nhất 20 – 250C); độ ẩm trung bình từ 85 – 90%; lượng mưa trung bình từ 2.800 – 3.400 mm/năm và có lượng mưa khá trong các tháng mùa khô (từ tháng 3-7).
Đất đai, tài nguyên và địa hình: Độ cao so với mực nước biển từ 1.500 m trở lên, thuận lợi ở độ cao từ 1.800 m trở lên; đất có đủ ẩm, giàu dinh dưỡng, lượng mùn hữu cơ trong đất cao, còn giữ cấu trúc rừng nguyên sinh và có độ tàn che từ 70-90%.
Chuẩn bị giống, ươm cây con
Chọn cây giống: Cây lấy hạt giống cần phải có sự chọn lọc kỹ để đảm bảo chất lượng cây giống. Cây phải đạt từ 4 năm tuổi trở lên (đối với cây gieo từ hạt), 2 năm trở lên (đối với cây trồng từ đầu mầm), có biểu hiện đặc trưng của giống, không bị sâu bệnh, tổn thương cơ giới hoặc các tổn thương khác.
Thời gian thu hái quả: Vào tháng 7 – 9 hằng năm. Quả thu hái phải đảm bảo độ chín sinh lý (vỏ quả có màu đỏ tươi và có chấm đen trên đầu, vỏ quả trông sáng bóng, hạt mẩy). Do đặc điểm sinh học mà một cụm quả đạt độ chín tiêu chuẩn phải từ 6 – 10 ngày, do vậy nên thu hái làm nhiều lần (ít nhất 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 2- 3 ngày) để đảm bảo quản giống thu vào có chất lượng cao.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc sâm Ngọc Linh
Thời vụ
Với tiểu khí hậu vùng Ngọc Linh, có thể trồng Sâm quanh năm (trừ các tháng mùa mưa chính) nhưng do phụ thuộc vào điều kiện cây giống đủ tiêu chuẩn nên vụ trồng phổ biến từ tháng 7 – 9 hằng năm khi cây giống đạt 1 năm tuổi; ngoài ra, có thể trồng từ tháng 3-5 với cây giống lưu vườn hơn 1 năm tuổi. Không trồng vào những ngày nắng gắt hay mưa lớn.
Thiết kế vườn và chuẩn bị đất trồng
Thực hiện nghiêm ngặt yêu cầu hạn chế tối đa những tác động bất lợi đến môi trường rừng, để vừa bảo vệ rừng, vừa tạo môi trường sống thích hợp cho sâm trồng.Sâm có thể sinh trưởng – phát triển tốt khi mọc sát gốc các cây gỗ, cây tái sinh.Trong thiết kế vườn và chuẩn bị đất trồng, chỉ phát dọn tối thiểu dây leo, bụi rậm; tuyệt đối không được tác động đến cây gỗ và cây tái sinh.
Lựa chọn đất trồng: Lựa chọn các vùng đất dưới tán rừng tự nhiên ở đai cao từ 1.500 m trở lên, còn giữ kết cấu rừng tự nhiên và có độ che phủ rừng từ 70% trở lên, giàu mùn, đủ ẩm. Trong vùng lựa chọn, thiết kế các băng chừa và băng trồng đồng mức, xen kẽ nhau, rộng 8 – 10 mét và chừa lại phần đỉnh trên cùng xuống đến băng trồng ít nhất 50 mét.
Phát dọn dây leo, bụi rậm để tạo các lối đi lại trong vườn Sâm: Lối đi lại giữa các băng đồng mức,rộng 0,8 mét.Lối đi lại theo hướng dốc, rộng 0,8-1 mét, thiết kế zích – zắc và với số lượng tối thiểu để hạn chế xói mòn.
Đối với phần đỉnh dốc và băng chừa, giữ nguyên hiện trạng, nghiêm cấm mọi tác động. Đối với băng trồng, chỉ được phát dọn dây leo, bụi rậm. Trong các băng trồng, thiết kế 3-4 luống trồng, mỗi luống rộng 1,6 – 2,0 mét để trồng 3-4 hàng sâm. Giữa các luống, phát dọn dây leo, bụi rậm tạo lối đi lại rộng 30-35cm.
Chuẩn bị đất và trồng sâm: Trên các luống trồng đã được phát dọn dây leo, bụi rậm, giữ nguyên hiện trạng mặt đất (không đánh rãnh lên luống; không thu dọn đá lẫn, gốc cây và thân gỗ chết…; chỉ thu gom thân lá dây leo, cây bụi vừa phát dọn để ủ phân hữu cơ). Đào hố trồng lan theo chiều nghiêng tự nhiên của khu vực trồng, theo quy cách và thẳng hàng để tiện trong việc theo dõi, chăm sóc sau này.
Mật độ và cách trồng
Khoảng cách, mật độ: Hàng cách hàng từ 40-45 cm, cây cách cây từ 30-35 cm; mật độ khoảng 20.000 –25.000 cây/ha rừng (tính bình quân trên diện tích thiết kế, bao gồm diện tích rừng không tác động).
Cách trồng: Sử dụng cuốc nhỏ hoặc công cụ cầm tay phù hợp để đào hố tròn có đường kính 8-10cm, sâu 6-8 cm để trồng.
Trồng từ cây con: Bứng nhẹ, tách cây con trên vườn ươm hoặc trong khay, tránh xây xát và đứt rễ để đem đi trồng.
Đặt cây con vào hố và điều chỉnh sao cho thân cây theo phương thẳng đứng, cổ rễ ngang với mặt đất tự nhiên; lấp đất và dùng tay ấn chặt đất xung quanh gốc cây; lấp đất theo hình mâm xôi để tránh cây bị úng khi mưa; nên trồng thẳng hàng để dễ theo dõi và tiện chăm sóc sau này; lưu ý không làm bể bầu, đứt rễ, dập nát cây khi trồng.
Trồng bằng đầu mầm: Sau khi chuẩn bị xong đoạn mầm, có thể tiến hành trồng ngay; tương tự như trồng cây con, đào một hố nhỏ sâu 5 – 7 cm rồi đặt phần thân mầm vào đó, đoạn thân khí sinh hướng lên trên, lấp đất và ấn chặt phần gốc.
Sau khi trồng, tưới nhẹ để ổn định cây, phủ một lớp lá khô lên mặt đất để giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại, đồng thời lá khô sau khi phân hủy sẽ cung cấp một lượng mùn nhất định cho cây sau này.
Chăm sóc vườn sâm
Năm đầu sau khi trồng, thường xuyên theo dõi, trồng dặm lại những cây chết (dặm các cây cùng lứa tuổi). Hằng năm, thường xuyên phát dọn các dây leo, bụi rậm tái sinh và nhổ cỏ trong vườn trồng sâm; chỉ cần cắt, nhổ cỏ cục bộ những cây sát gốc sâm; không cắt, nhổ cỏ khi cỏ không ảnh hưởng đến cây sâm. Không làm cỏ trong mùa mưa, nhất là giai đoạn cây ngủ đông để hạn chế rửa trôi, xói mòn đất.
Kết hợp với việc làm cỏ, bón bổ sung thêm mùn núi cho cây bằng cách phủ lên mặt đất gần gốc cây một lớp mùn dày khoảng 2cm, để giúp cây sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Có thể sử dụng các chế phẩm vi sinh ủ với lá mục, lá khô tại chỗ…để bón bổ sung cho cây.
Những năm mưa ít trong các tháng mùa khô, đất trồng bị khô, cần tưới nước bổ sung để giúp cây sinh trưởng được thuận lợi. Dọn dẹp cành cây đổ gãy xuống vườn sâm; chăm sóc và khắc phục sớm những trường hợp cây bị tổn thương.
Thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm các đối tượng dịch hại, xử lý kịp thời bằng các biện pháp thủ công như: cắt tỉa lá bị bệnh, nhổ bỏ và xử lý cây bệnh,…Cần làm bẫy lồng, bẫy kẹp, dụng cụ xua đuổi… hoặc dùng nilon, lưới để ngăn các động vật gây hại vườn sâm.
Trên đây là hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trồng và chăm sóc Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng theo phương pháp mô phỏng các điều kiện sống của sâm hoang dã, bảo đảm phát triển sâm Ngọc Linh trồng bền vững, hạn chế tối đa các tác động suy giảm môi trường rừng.
Hiện nay, Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh TuMơRông Kon Tum là một trong số ít đơn vị nuôi trồng thành công giống cây sâm Ngọc Linh, làm chủ nguồn giống thu hoạch từ hạt. Được tỉnh Kon Tum đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh, Công ty CP Sâm Ngọc Linh TuMơRông Kon Tum đã và đang góp phần lớn công sức của mình vào việc bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh để xứng danh “Quốc bảo” của Việt Nam, sẵn sàng vươn ra thế giới.
Nguồn: Phòng Khoa học – Thông tin Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Nam
Có thể bạn quan tâm:
Tri ân những người “lái đò thầm lặng” với các sản phẩm từ Sâm Ngọc Linh
“Muốn sang phải bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải
Độc đáo sâm Ngọc Linh Tu mơ rông Kon Tum ngâm mật ong
Sâm Ngọc Linh ngâm mật ong rừng là sự kết hợp
Mua hàng tại sâm ngọc linh Tumorong sẽ được đảm bảo chất lượng như thế nào ?
Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh TuMơRông Kon Tum tiền
Lễ hội Sâm Ngọc Linh trên không gian ảo lần đầu tiên được tổ chức tại Quảng Nam
Lễ hội Sâm Ngọc Linh trên không gian ảo phối hợp
Giấc mơ đưa Sâm Ngọc Linh ra ngoài thế giới? Sao lại không?
Tỉnh Quảng Nam vừa có tờ trình gửi Chính phủ về
Sâm Ngọc Linh TuMơRông Kontum tặng quà ‘người hùng’ Nhâm Mạnh Dũng
Sáng ngày 23/5, đại diện Công ty Cổ phần Sâm Ngọc