Bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh như thế nào cho xứng danh “quốc bảo”?

Bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh như thế nào cho xứng danh "quốc bảo"?

Sau thời điểm công bố nghiên cứu khoa học mới nhất về công dụng của sâm Ngọc Linh vào năm 2007, vùng tự nhiên của loài dược liệu quý này nhanh chóng bị khai thác cạn kiệt. Vấn đề đặt ra lúc này cho các nhà quản lý không chỉ còn giới hạn trong mục tiêu bảo vệ mà thêm vào đó là cả định hướng phát triển, bảo tồn loài cây “quốc bảo”.

>>> Nâng cao giá trị cộng đồng từ trồng sâm Ngọc Linh tại Kon Tum

Khai thác quá mức, chưa có phương án bảo tồn triệt để đang là nguyên nhân chính khiến nguồn sâm Ngọc Linh bị đe dọa

Sâm Ngọc Linh là loại dược liệu quý, được đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Nam Trung Bộ sử dụng từ nhiều đời nay. Tuy nhiên phải đến năm 1973, “quê hương” của loài sâm quý này mới được tìm ra và công bố. Theo đó, sâm Ngọc Linh là loại cây phát triển trên đỉnh núi Ngọc Linh ở độ cao từ 1.500-2.600 m trên địa phận các huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam; huyện TuMơRông và Đắk Glei của tỉnh Kon Tum.

Bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh như thế nào cho xứng danh "quốc bảo"?

Sâm Ngọc Linh tự nhiên

Kể từ năm 1973 – 1978, các nhà khoa học tiếp tục tìm kiếm và có thêm nhiều nghiên cứu về sâm Ngọc Linh. Công bố vào năm 1978 cho biết, vùng núi Ngọc Linh có tới khoảng 6000 – 7000 cây sâm phát triển với mật độ dày đặc. Do đặc tính sống rất lâu (có thể lên tới hơn 100 năm) và cây sâm tuổi càng cao thì chất lượng càng tốt nên đã có không ít người “đánh cược” với núi rừng để đi tìm loại “vàng xanh” này.

Sau thời điểm công bố nghiên cứu khoa học mới nhất về công dụng của sâm Ngọc Linh vào năm 2007, vùng tự nhiên của loài dược liệu quý này nhanh chóng bị khai thác cạn kiệt. Hệ lụy là hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh bị phá huỷ, người dân không tập trung phát triển kinh tế mà “đổ xô” vào rừng tìm vận may… Trong khi đó, bài toán về bảo tồn, an sinh xã hội chưa thực sự triệt để đã khiến loài dược liệu quý này bị đe dọa thực sự.

Phương án cấm khai thác, cấm mua bán có thực sự hiệu quả?

Sâm Ngọc Linh được xếp vào loại thực vật rừng nhóm 1A theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm – tức là loại thực vật mà nhà nước cấm khai thác, mua bán, tiêu thụ dưới mọi hình thức. Thế nhưng bất chấp quy định của Nhà nước, vẫn có rất nhiều người hàng ngày rời buôn, rời làng để lên núi tìm sâm Ngọc Linh.

Xét về mặt luật pháp, hoạt động này của người dân là vi phạm. Thế nhưng, đứng trước giá trị lên tới hàng tỷ đồng của mỗi kg sâm Ngọc Linh thì điều này không có gì là khó lý giải, nhất là khi đồng bào chưa thực sự có việc làm cùng thu nhập ổn định. Bài toán đặt ra lúc này không phải là “cấm rừng”. Thay vào đó, các phương án “làm giàu từ rừng núi Ngọc Linh” cần phải được xem xét một cách nghiêm túc, khoa học.

Bảo tồn nguồn gen quý của sâm Ngọc Linh – không dừng lại ở đề tài trên giấy

Sâm Ngọc Linh có rất nhiều tác dụng tuyệt vời, đó là điều không ai có thể phủ nhận. Đặc biệt, loài sâm này còn được chứng minh là một trong 4 loài sâm quý tốt nhất thế giới, thậm chí còn có hàm lượng dưỡng chất cao hơn sâm Mỹ, sâm Triều Tiên hay sâm Hàn Quốc.

Bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh như thế nào cho xứng danh "quốc bảo"?

Sâm Ngọc Linh là một trong 4 loài sâm quý tốt nhất thế giới

Giải quyết bài toán giữa bảo tồn và phát triển kinh tế, năm 2005, Chính Phủ đã yêu cầu UBND tỉnh Kon Tum xây dựng dự án, hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, canh tác, mở rộng sản xuất, xây dựng thương hiệu quốc gia sâm Ngọc Linh. Mục tiêu của dự án là đến năm 2023, 800 – 1000 hecta diện tích nuôi trồng sâm sẽ được tạo mới, giúp bảo tồn nguồn gen, giống và phát triển kinh tế từ cây sâm Ngọc Linh.

Bảo tồn gen, nuôi giống và còn cần rất nhiều việc phải làm để phát triển thương hiệu quốc gia sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh là một cây sâm quý. Nó không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, giá trị về mặt y khoa mà nó còn cần được phát triển để trở thành thương hiệu quốc gia, vươn ra quốc tế.

Theo các nhà khoa học, đối với sâm Ngọc Linh, chúng ta khó có thể trồng theo kiểu cấy ghép mô bởi loài cây này có vòng đời rất đặc biệt. Mặt khác, nếu trồng theo kiểu cấy ghép mô thì phẩm chất của củ sâm sẽ bị tụt giảm rất nhiều. Hiện nay, tỉ lệ thu suất toàn phần của sâm Ngọc Linh là từ 10,8 – 23% nhưng nếu chúng ta trồng bằng cách cấy ghép mô thì nó chỉ còn lại 2 – 3%. Vậy thì sâm Ngọc Linh sẽ mất đi giá trị vốn có của nó và người ta không còn cần mua sâm Ngọc Linh nữa.

Việc chọn giống đã khó, việc nuôi trồng cũng không dễ dàng gì. Không phải nơi nào chúng ta cũng có thể trồng sâm Ngọc Linh. Việc sinh trưởng và phát triển của sâm Ngọc Linh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng: khí hậu nhiệt đới và độ ẩm của đất phù hợp. Đã có rất nhiều người phải chịu mất đi hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỷ đồng để thử nghiệm trồng sâm Ngọc Linh thì mới có thể thành công.

Bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh như thế nào cho xứng danh "quốc bảo"?

Vườn sâm Ngọc Linh của công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh TuMơRông Kon Tum

Mọi khó khăn để trồng sâm Ngọc Linh vẫn chưa dừng lại ở đó. Khi đã chọn được nguồn giống và vị trí phù hợp, chúng ta cũng phải xây dựng những hàng rào chắn cho từng vườn sâm Ngọc Linh; bảo vệ canh giữ cẩn thận không để chim, chuột vào phá; xây dựng cả mái che để chắn gió, chắn mưa…

Việc nuôi giống sâm Ngọc Linh không phải ngày một ngày hai có thể thực hiện dễ dàng nhưng đó là cách duy nhất để chúng ta có thể bảo tồn và phát triển “Quốc bảo” sâm Ngọc Linh của Việt Nam.

Song song với việc bảo tồn và nuôi giống sâm Ngọc Linh, chúng ta cũng cần xây dựng thương hiệu cho loài cây được gọi là “quốc bảo” này. Cần thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo để người dân có dịp tìm hiểu rõ thông tin về sâm Ngọc Linh, đồng thời để mọi người có dịp được quan sát và nhận biết sâm Ngọc Linh thật – giả. Bên cạnh đó, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để hình ảnh sâm Ngọc Linh trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam. Đặc biệt, khuyến khích các đơn vị doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh như trà sâm Ngọc Linh, sâm Ngọc Linh ngâm mật ong, viên nang sâm Ngọc Linh… để gia tăng giá trị của sâm Ngọc Linh và để thương hiệu sâm Ngọc Linh có thể vươn xa ra thị trường quốc tế.

Bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh như thế nào cho xứng danh "quốc bảo"?

Sản phẩm trà sâm Ngọc Linh bổ dưỡng do công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh TuMơRông Kon Tum sản xuất được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng

Hiện nay, đã có rất nhiều đơn vị nuôi trồng thành công giống cây sâm Ngọc Linh, trong đó phải nói đến công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh TuMơRông Kon Tum. Hiện công ty đã sở hữu vườn cây sâm Ngọc Linh có diện tích lên tới 5 hecta, đồng thời đã làm chủ nguồn giống sâm Ngọc Linh thu hoạch từ hạt.

Được tỉnh Kon Tum đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh, công ty CP Sâm Ngọc Linh TuMơRông Kon Tum đã và đang góp phần lớn công sức của mình vào việc bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh để nó xứng danh “Quốc bảo” của Việt Nam, sẵn sàng vươn ra thế giới.

Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh TuMơRông Kon Tum

Trụ sở chính: Số 32 Đường Hùng Vương, Thị trấn Đắk Tô, Huyện Đăk Tô, Tỉnh Kon Tum

Showroom tại Hà Nội : tầng 20, toà nhà 789, số 147 Hoàng Quốc Việt , Hà Nội
Hotline: 0818 222 786

Email: mail@congtysamngoclinh.com