Hướng dẫn đọc tuổi sâm Ngọc Linh dựa trên vết sẹo của củ

Sâm Ngọc Linh vốn là loại sâm quý, được xếp ngang hàng với nhân sâm và có giá trị vô cùng lớn đối với sức khỏe. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sâm có tuổi đời càng cao càng cho thấy hiệu quả tốt. Vậy làm thế nào để xác định chính xác tuổi thọ của chúng. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn cách đọc tuổi thọ sâm Ngọc Linh dựa trên vết sẹo của củ.

Sâm Ngọc Linh có phần thân trên mặt đất lụi hàng năm, để lại các vết sẹo rõ trên thân rễ. Thông thường mỗi năm, từ đầu mầm thân rễ (kể cả phần thân rễ phân nhánh) chỉ mọc lên một thân mang lá. Căn cứ vào vết sẹo trên thân rễ, người ta có thể tính được tuổi của cây sâm, chu kỳ sinh trưởng của cây sâm Ngọc Linh.

Hình ảnh cây sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh là cây bản địa đặc hữu của núi rừng Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Tại Quảng Nam, sâm sinh trưởng và phát triển tốt nhất tại xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, liên quan mật thiết đến các yếu tố tự nhiên như: độ cao, khí hậu, thổ nhưỡng, thảm thực vật, độ che phủ,… xung quanh đỉnh Ngọc Linh. Theo các tài liệu nghiên cứu trước đây, những điểm có sâm Ngọc Linh mọc tự nhiên đều ở độ cao từ 1.500 – 2.200m (tập trung chủ yếu ở độ cao 1.800 – 2.000 m).

Còn theo đề án mô tả của Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Quảng Nam cung cấp, sâm Ngọc Linh là cây thảo, cao từ 40 – 80cm, thân rễ nạc, mọc bò ngang như củ gừng, có nhiều đốt, không phân nhánh, dài 30 – 40cm, có thể dài hơn.

Trên thân rễ có nhiều vết sẹo do thân khí sinh tàn lụi hàng năm để lại, mặt ngoài màu nâu nhạt, ruột trắng ngà, phần cuối đôi khi có một củ hình cầu. Thân khí sinh mảnh, mọc thẳng, mang 2 – 4 lá kép chân vịt mọc vòng, mỗi lá kép có 5 lá chét hình trứng ngược hoặc hình mác, dài 10 – 14cm, rộng 3 – 5cm, gốc hình nêm, đầu thuôn dài thành mũi nhọn, mép khía răng nhỏ.

Nhận biết tuổi thọ sâm Ngọc Linh

Cụm hoa mọc thành tán đơn ở ngọn thân, có cuống dài, hoa nhiều màu lục vàng, đài có 5 răng dài, nhị 5, chỉ nhị hình sợi, bầu thượng, 1 ô. Quả hạch, hình trứng, màu đỏ sau đen, hạt hình thận màu trắng, có vân. Mùa hoa thường từ tháng 4 đến tháng 7 và mùa quả vào khoảng tháng 9 đến tháng 10.

Ngoài ra, thân củ thường nhiều đốt, cong ngoằn ngoèo, ít khi có hình trụ thẳng, dài 3,5 -10,5cm, đường kính 0,5 – 2,0cm. Mặt ngoài màu nâu hay màu vàng xám (tùy thuộc vào vị trí nằm trên hay dưới mặt đất). Các thân mang lá và tương ứng với mỗi thân mang lá là một đốt dài khoảng 0,5-0,7cm, có những vết nhăn dọc, mảnh, những vết vân ngang nổi rõ chia thân rễ thành nhiều đốt, đặc biệt có nhiều sẹo do thân khí sinh hàng năm tàn lụi để lại.

Trên thân sâm có những vết nhăn dọc, mảnh, những vết vân ngang nổi rõ chia thân rễ thành nhiều đốt

Rễ củ có dạng hình con quay dài 2,4 – 4cm, đường kính 1,5 – 2cm nối liền với thân rễ, thường hợp thành bó 2 – 4 rễ củ hình thoi. Rễ củ có màu nâu nhạt, có những vân ngang và nốt các rễ con. Thể chất nạc, chắc, khó bẻ gãy.

Cây sâm từ 4-5 năm tuổi có hoa hình tán đơn mọc dưới các lá thẳng với thân, cuống tán hoa dài 10-20cm có thể kèm 1-4 tán phụ hay một hoa riêng lẻ ở phía dưới tán chính. Mỗi tán có 60-100 hoa, cuống hoa ngắn 1-1,5cm, lá đài 5, cánh hoa 5, màu vàng nhạt, nhị 5, bầu 1 ô với 1 vòi nhụy.

Nguồn: danviet.vn