Cách phân biệt Sâm Ngọc Linh thật giả trên thị trường

Cách phân biệt Sâm Ngọc Linh thật giả trên thị trường

Sâm Ngọc Linh là loại dược liệu quý của Việt Nam, hiện nay được xem là “Quốc bảo của Quốc gia”. Chính vì giá trị quý hiếm của loài Sâm này nên ngày nay trên thị trường giả nhái và sâm đội lốt Sâm Ngọc Linh rất nhiều, khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt.

Bỏ ra một số tiền không nhỏ nhưng lại mua phải sâm kém chất lượng, sâm giả cùng họ với sâm ngọc linh là điều rất đáng tiếc.

Vậy làm sao để phân biệt được Sâm Ngọc Linh thật giả?

Người đồng bào Xê Đăng xưa nay vẫn nói về Sâm Ngọc Linh rằng “tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ khổ” tức là cảm giác ban đầu khi nếm Sâm Ngọc Linh sẽ có vị đắng, nhai dần về sau cũng đắng nhưng vị đắng của nó lại dịu, thanh và ngọt nhẹ ở hậu. Sâm Ngọc Linh tươi có mùi, vị rất khó tả, nếu ai đã một lần nếm thử thì không thể nào quên. Đây là những đặc trưng riêng của Sâm Ngọc Linh mà rất khó lẫn với các loại thảo dược hay cây cỏ khác.

Cách phân biệt Sâm Ngọc Linh thật giả trên thị trường

Sâm Ngọc Linh tự nhiên

Trên thị trường hiện nay đối với Sâm Ngọc Linh có 2 loại đấy là sâm trồng và sâm tự nhiên.

Đối với Sâm tự nhiên người mua nên quan tâm là về hình dáng củ sâm. Trên thị trường hiện nay, để sâm Ngọc Linh có khối lượng lớn khoảng 1-2 kg là rất khó, vì suốt từ khoảng những năm 1980 đến nay, người dân đã săn lùng sâm rất nhiều, nguồn sâm đã cạn kiệt. Do vậy Sâm Ngọc Linh tự nhiên hiện tại trên thị trường là rất ít. Do vậy người mua không nên hi vọng vào con số ít ỏi này.

Một số loài cây hình dáng bên ngoài rất giống với Sâm ngọc linh tự nhiên đó là củ tam thất hoang và củ ráy rừng. Củ tam thất hoang có hình dáng ngoài cũng khá mảnh, có các đốt, mắt rất giống với Sâm Ngọc Linh, tuy nhiên tam thất có hương nồng hơn, có vị đắng và hơi ngứa ở đầu lưỡi chứ không thơm, ngọt thanh ở hậu như Sâm Ngọc Linh. Củ Ráy rừng là một loài cây hoang dại, hình dáng bên ngoài cũng khá giống Sâm Ngọc Linh, tuy nhiên hương vị hoàn toàn khác nhau, củ ráy cũng là loài thảo dược có tác dụng chữa một số bệnh dân gian. Đặc biệt, một loại giả cao cấp rất giống với Sâm Ngọc Linh tự nhiên đó là một loại sâm có ở biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, cùng chi Panax (chi nhân sâm). Hiện tại, chưa thể định danh được loài này, người ta tạm gọi tên là sâm 1A. Tuy nhiên, khi có kết quả xét nghiệm DNA, đây rất có thể là một loài mới chưa từng công bố ở Việt Nam. Nó có DNA giống với sâm Ngọc Linh tới 97%. Nếu người tiêu dùng mua phải loại này thì vẫn còn khá may mắn vì dù sao nó cũng chắc chắn không độc hại gì, hơn nữa loài này giống như Sâm Ngọc Linh sát nhau về di truyền nên cũng có lợi cho sức khỏe.

Cách phân biệt Sâm Ngọc Linh thật giả trên thị trường

Cách phân biệt Sâm Ngọc Linh thật giả trên thị trường

Đối với Sâm Ngọc Linh trồng được trồng trên núi Ngọc Linh, được chăm sóc bởi bàn tay cẩn thận, tâm huyết của người trồng nên hàm lượng chất, saponin thành phần cũng sẽ tương đương với sâm tự nhiên. Sâm Ngọc Linh trồng hiện nay rất giống với củ Tam Thất Bắc, là cây thuốc cùng họ với Nhân Sâm, tuy nhiên hàm lượng các chất thì không thể so sánh với Sâm Ngọc Linh. Tam thất Bắc có vị đắng, nhưng sẽ không có mùi thơm sâm và ngọt thanh như Sâm Ngọc Linh.

Cách phân biệt Sâm Ngọc Linh thật giả trên thị trường

Sâm Ngọc Linh trồng

Cách phân biệt Sâm Ngọc Linh thật giả trên thị trường

Hiện nay trên thị trường, công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum là đơn vị cung cấp sản phẩm sâm Ngọc Linh chất lượng. Với phương châm “Uy tín, chất lượng là sống còn”. Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum là 1 trong 3 đơn vị đầu tiên đã được nhận chứng nhận về nguồn giống để trồng sâm Ngọc Linh và hiện đang sở hữu vườn sâm tại núi Ngọc Linh với diện tích khoảng 5 ha để tạo ra những sản phẩm chất lượng làm từ sâm Ngọc Linh đưa đến tay người tiêu dùng.

Để mua được sản phẩm Sâm Ngọc Linh chính hãng, hãy gọi ngay vào số Hotline:  0818 222 786